Philip Morris Nhật Bản giảm giá sản phẩm nhằm phục hồi doanh thu

Philip Morris Nhật Bản giảm giá sản phẩm nhằm phục hồi doanh thu

Tập đoàn hạ giá thiết bị hun nóng không đốt cháy IQOS trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường thiết bị thay thế thuốc lá điếu. 

Hãng sản xuất thuốc lá lớn hàng đầu thế giới Philip Morris vừa tung ra lõi thuốc giá rẻ HEETS với giá 470 yên (4,18 USD), thấp hơn 30 yên so với sản phẩm tương tự - HeatSticks đang lưu hành trên thị trường Nhật Bản.

Dự kiến giữa tháng 11 tới, doanh nghiệp tiếp tục ra mắt IQOS 3, phiên bản giá rẻ của thiết bị hun nóng thuốc lá không đốt cháy IQOS, cũng tại thị trường Nhật Bản.

Đây là chiến lược cạnh tranh của Philip Morris trong bối cảnh thị trường thuốc lá Nhật Bản đang có sự cạnh tranh gay gắt trên phân khúc thiết bị hun nóng không đốt cháy.

Thiết bị hun nóng thuốc lá phiên bản giá rẻ IQOS 3 ra mắt ở Nhật Bản vào ngày 23/10.

Từ khi chính phủ Nhật Bản ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử, các doanh nghiệp chuyển hướng sang sản xuất loại thiết bị này, vốn thải ra ít khói và mùi nhẹ hơn.

Hiện thị trường này có ba doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt, tiên phong là Philip Morris khi tung ra sản phẩm IQOS vào năm 2014 và sau đó là British American Tobacco và Japan Tobacco.

Đại diện Philip Morris cho biết trước sức ép cạnh tranh, doanh thu trong những quý gần đây chững lại, có thời điểm sụt giảm so với cuối năm 2017. Tập đoàn buộc phải hạ giá sản phẩm để giữ chân khách hàng.

Tuy nhiên theo Andre Calantzopoulos - CEO Philip Morris, cạnh tranh chưa hẳn là yếu tố tác động tiêu cực trong dài hạn, bởi đây là cơ hội để các doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, mang đến những lựa chọn với giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng.

Sự ra đời của IQOS 3 (trái) là IQOS Multi nhằm tạo đa dạng sản phẩm, giúp Philip Morris tiếp cận nhiều người dùng hơn tại Nhật Bản

Mục tiêu của doanh nghiệp là củng cố vị thế dẫn đầu thị trường thuốc lá tại Nhật Bản. Đây là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp, đóng góp 85% vào tổng doanh thu 6,3 tỷ USD của Philip Morris trên toàn cầu. Hiện ở Nhật Bản, IQOS chiếm thị phần 15,5%.

Bên cạnh đó nhằm gia tăng số lượng người dùng sản phẩm trên toàn cầu, công ty đang thực hiện một loạt động thái pháp lý tại các quốc gia phát triển nhằm kêu gọi cơ quan chức năng công nhận tác động tích cực của các thiết bị thay thế thuốc lá điếu.

Tại Mỹ, doanh nghiệp đã đệ đơn lên Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) nhằm chứng minh rằng IQOS có thể giúp người hút thuốc lá cai nghiện.

CEO Calantzopoulos kỳ vọng sản phẩm sẽ được công nhận và cấp phép lưu hành tại Mỹ trong năm nay.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận về tác động của IQOS đối với sức khỏe người dùng cũng như cộng đồng xung quanh. Vào tháng 12/2017, Reuter đăng tải thuật chỉ trích của các nhà nghiên cứu cho thấy có thiếu sót trong các bằng chứng khoa học mà Philip Morris nộp lên FDA.

Nam Anh (Theo Reuters)

0
IQOS SÀI GÒN back to top